Hiện nay với sự hội nhập quốc tế, các doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội tốt hơn so với trước đây. Cùng với một loạt hiệp định, cơ chế mở cửa tạo ngoài cơ hội mang tới và cũng tạo ra vô vàn thách thức, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải gia tăng năng lực cạnh tranh hơn nữa.
1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam
Hiện tại với tiềm lực tài chính và trình độ lao động của mình, các doanh nghiệp Việt Nam vừa chủ yếu xuất khẩu hàng có công nghệ thấp như hàng may mặc, giầy dép, đồ nội thất; xuất khẩu chủ yếu nguyên liệu thô, chưa qua sơ chế hoặc gia công đã khiến việc cạnh tranh về giá cả, chất lượng, giá trị tăng thêm của hàng hóa trở nên yếu.
>>> Xem thêm: phần mềm quản trị doanh nghiệp
Quy mô sản xuất của doanh nghiệp chủ yếu sản xuất nhỏ, lẻ dẫn đến số lượng sản phẩm tạo ra không đáp ứng được nhu cầu xuất khẩu, không thâm nhập được vào hệ thống phân phối chính khiến các doanh nghiệp xuất khẩu trở nên không bền vững, không chi phối được thị trường;

Tuy nhiên, ngoài hạn chế về quy mô, nguồn vốn, thì điểm hạn chế lớn của hầu hết các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam là khoa học công nghệ lạc hậu, trình độ lao động thấp, tính minh bạch trong quản trị doanh nghiệp yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp nước ngoài, dẫn đến các doanh nghiệp Việt Nam mất cơ hội hợp tác, mất thị trường truyền thống vào tay các nhà đầu tư nước ngoài. Do đó, nâng cao năng lực liên quan đến nâng cao trình độ lao động, công nghệ và tính minh bạch trong quản trị công ty là cơ hội để các doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.

2. Giải pháp nâng cao năng lực của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Đầu tiên, hiện đại hóa máy móc, thiết bị trong doanh nghiệp nhỏ và vừa
Máy móc, thiết bị có tác động quan trọng tới hiệu quả và năng suất lao động của các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Việc đổi mới công nghệ sản xuất đối với hoạt động của doanh nghiệp khắc phục sự lạc hậu về công nghệ sản xuất là giải pháp cơ bản nâng cao năng lực của doanh nghiệp. Để thực hiện quá trình đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần thực hiện một số giải pháp sau:
- Cần đánh giá đúng những máy móc, thiết bị phải nâng cấp, đổi mới, tránh mua phải những máy móc đã lạc hậu về công nghệ.
- Về phía các doanh nghiệp, cần chủ động trong việc nâng cấp trang thiết bị, máy móc phụ vụ cho hoạt động sản xuất. Đối với những doanh nghiệp có nguồn tài chính thì sắm mới; đối với những doanh nghiệp eo hẹp về nguồn tài chính có thể thông qua các hoạt động như thuê máy móc, thiết bị từ đó tiến hành chuyển giao công nghệ phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp mình.
- Về phía cơ quan nhà nước, cần hỗ trợ cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là hỗ trợ về mặt cơ chế trong hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động thuê máy móc thiết bị.
>>> Xem thêm: phần mềm quản lý doanh nghiệp sản xuất
Thứ hai, đào tạo nâng cao chất lượng đội ngũ lao động
Nhân tố con người luôn có vai trò quyết định đến chất lượng hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp sản xuất ra. Như đã phân tích, hiện nay đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa đa số không có chuyên môn, chưa được đào tạo đúng ngành nghề, đặc biệt tầm nhìn và kiến thức quản lý của đội ngũ doanh nhân trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rất hạn chế dẫn tới hàng hóa sản xuất ra chất lượng không cao, chủ yếu xuất khẩu ở dạng nguyên liệu thô. Để khắc phục yếu điểm này, cần có những giải pháp:

- Đối với đội ngũ doanh nhân trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa cần theo học các khóa đào tạo về quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự để nâng cao năng lực quản lý, tiếp cận linh hoạt các thông tin từ thị trường. Đặc biệt là cần tham gia các hội thảo tìm hiểu về TPP do Phòng Thương mại và Công nghiệp tổ chức cho các doanh nhân để hiểu hơn về TPP, nhằm có tầm nhìn cũng như giải pháp để đón nhận TPP một cách hiệu quả.
Thứ tư, đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa
. Để khắc phục thực trạng việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động sản xuất kinh doanh hiện nay, các doanh nghiệp cần thực hiện các giải pháp:
- Đối với các doanh nghiệp như ITG đã xây dựng những website riêng, nhằm công bố công khai những thông tin liên quan đến hoạt động sản xuất của doanh nghiệp hàng ngày, đồng thời cũng là kênh thông tin để đối tác tìm hiểu về doanh nghiệp của mình. Đối với những doanh nghiệp đã xây dựng được website, phải duy trì, nâng cấp phù hợp với công nghệ thông tin hiện đại.