In nhiệt hay còn được biết đến với tên gọi in chuyển nhiệt đang được ứng dụng trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau. Mọi người thường sử dụng công nghệ in nhiệt để in quần áo thể thao, in hóa đơn,… Trong đó, giấy in nhiệt là một trong những sản phẩm không thể thiếu để thực hiện công nghệ in này. Nếu bạn đang tò mò không biết loại giấy này như thế nào, có những đặc điểm gì,… thì sau đây sẽ là những thông tin bạn không nên bỏ qua.



Một vài thông tin về giấy in nhiệt
Giấy in nhiệt là một loại giấy chuyên dụng, phục vụ cho công nghệ in chuyển nhiệt hiện đại. Loại giấy này có tên tiếng Anh là “thermal paper”, ngoài ra còn được biết đến với tên gọi giấy nhạy nhiệt, giấy in chuyển nhiệt, giấy cảm nhiệt hay giấy thuốc, do hay được dùng trong in hóa đơn nên còn có tên gọi là giấy in hóa đơn. Sự ra đời của giấy in cảm nhiệt đã thay thế hoàn toàn giấy in thông thường (giấy in kim).

Bề mặt của giấy in có thuốc nhuộm đặc biệt. Chính vì vậy, khi được làm nóng, loại thuốc nhuộm này sẽ tạo phản ứng với axit bisphenol A (BPA), từ đó tạo hình ảnh và chữ. Các thông tin trên giấy in cảm nhiệt này luôn rõ ràng và “sắc nét” đến từng chi tiết. Sử dụng giấy in nhạy nhiệt và công nghệ in chuyển nhiệt sẽ giúp mọi người tiết kiệm thời gian cũng như chi phí cho việc in các loại hóa đơn.

Cấu tạo giấy in hóa đơn cảm nhiệt
Không giống như các loại giấy in thường, giấy in cảm nhiệt có cấu tạo khá đặc biệt, bao gồm 4 lớp:

Lớp giấy cơ bản
Đây là thành phần chính của giấy in chuyển nhiệt. Lớp giấy này tương tự như lớp giấy của các loại giấy in thông thường, và ở vị trí dưới cùng. Tuy nhiên, so với giấy thông thường, lớp giấy cơ bản có độ dày tương đối.

Lớp sơn cách điệu

Nằm ngay phía trên lớp giấy in cơ bản chính là lớp sơn cách điệu. Lớp sơn này có tác dụng giúp cho độ phân giải của các hình ảnh, thông tin trên giấy in cảm nhiệt “sắc nét” hơn. Vì thế, với giấy in cảm nhiệt, bạn sẽ thấy thông tin được in đẹp hơn, rõ ràng hơn, màu sắc cân đối và hài hòa hơn với độ sáng nhất định.

Lớp phủ cảm nhiệt

Nằm ở vị trí phía trên lớp sơn cách điệu chính là lớp phủ nhạy nhiệt. Đây là một trong những lớp cấu tạo quan trọng nhất của giấy in nhạy nhiệt. Nhờ có lớp phủ nhạy nhiệt này mà khi giấy in nhiệt tiếp xúc với nhiệt độ thích hợp sẽ tạo ra chữ và hình ảnh. Thành phần của lớp phủ này là hóa chất nhạy.

Lớp bảo vệ ngoài cùng
Để bảo vệ các thông tin trên giấy in, giấy in chuyển nhiệt có một lớp bảo vệ nằm ở phía ngoài cùng. Lớp bảo vệ này mang đến cảm giác khá “mịn” khi mọi người chạm tay tiếp xúc. Tuy nhiên, chính nhờ lớp hóa chất ngoài cùng này bao phủ mà các thông tin trên giấy sẽ luôn giữ được độ bền, đẹp trong suốt quá trình in và sau khi in.



Phân loại giấy in cảm nhiệt?
Để phục vụ các nhu cầu khác nhau, trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại giấy in cảm nhiệt. Tuy nhiên, cách phân loại phổ biến nhất chính là dựa vào kích thước của giấy. Một số loại giấy nhạy nhiệt được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là:

Giấy in chuyển nhiệt k57

Giấy in cảm nhiệt k57 là loại giấy in có kích thước chiều rộng khổ giấy là 57mm, được đóng thành từng cuộn tròn với đường kính dao động từ 3 đến 4,5cm. Riêng ở phía 2 đầu của cuộn giấy in chuyển nhiệt được bọc giấy bạc giúp bảo quản giấy tốt hơn và lâu hơn. Hiện tại, loại giấy in cảm nhiệt này được sử dụng để in các loại hóa đơn bán hàng khổ nhỏ.

Giấy in cảm nhiệt k75

Loại giấy in cảm nhiệt được nhiều người ưa chuộng thứ hai là giấy k75. Kích thước của giấy in chuyển nhiệt loại này có chiều rộng là 7,5cm. Đường kính mỗi cuộn thường là 5,5cm và có màng bọc Polymer. Nhờ đó, giấy được bảo quản tốt hơn, không lo bị ẩm hay ố vàng do điều kiện độ ẩm cao. Giấy in k75 là loại giấy được nhập khẩu trực tiếp từ Nhật Bản, đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Hiện tại, giấy in cảm nhiệt k75 có tuổi thọ khá cao, lên đếm 5 năm.

Giấy in cảm nhiệt k80

Có kích thước “nhỉnh hơn” giấy in nhiệt k75 một chút là sản phẩm giấy in chuyển nhiệt k80. Kích thước chiều rộng khổ giấy của loại giấy in này là 8cm, tương đương 80mm. Đường kính của mỗi cuộn giấy dao động từ 4,5 đến 8cm Do có thiết kế khổ giấy lớn nên giấy in nhiệt k80 có thể sử dụng để in những loại hóa đơn có nhiều thông tin.

Với giấy in hóa đơn k80, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về vấn đề tốn nhiều giấy in thông tin hay khiến các tờ hóa đơn dài “lê thê”. Giấy in nhạy nhiệt k80 có thể sử dụng với nhiều loại máy in khác nhau như máy
Epson, Bixolon hay Brich PRP.

Lợi ích khi sử dụng giấy in nhiệt
Sở dĩ ngày càng có nhiều đơn vị lựa chọn giấy in cảm nhiệt thay giấy in kim là bởi loại giấy in này tích hợp rất nhiều ưu điểm vượt trội. Sử dụng giấy in cảm nhiệt, bạn sẽ không bao giờ phải lo lắng về vấn đề tốn kém giấy in, thời gian in lâu hay bị mực in mờ, nhòe.

Giấy in chuyển nhiệt giúp bạn tiết kiệm chi phí
Giấy in chuyển nhiệt là loại giấy không cần sử dụng mực in mà vẫn có thể in thông tin rõ ràng, sắc nét. Chính vì thế, bạn sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí lớn cho vấn đề mua các loại mực in. Bên cạnh đó, thiết kế của giấy in nhạy nhiệt khá mỏng, chỉ bằng ⅓ giấy in kim thông thường. Do đó, lựa chọn giấy in chuyển nhiệt cũng giúp doanh nghiệp thiểu thêm chi phí đầu tư giấy in.

Giấy in cảm nhiệt cho thời gian in nhanh chóng
Nếu như thời gian in lâu, chậm trễ là nỗi lo của những người sử dụng giấy in kim thì giấy in chuyển nhiệt giúp bạn tiết kiệm thời gian cho việc in ấn. Tốc độ in khi bạn sử dụng giấy in nhiệt dao động từ 9 – 22cm/giây. Vì thế, thời gian in ấn hóa đơn cải thiện hơn. Đặc biệt, loại giấy này có thiết kế khá mỏng nên bạn có thể sử dụng giấy in lâu dài, hạn chế bớt thời gian cho việc thay thế cuộn giấy mới.

Giấy in cảm nhiệt giúp bạn tiết kiệm chi phí bảo dưỡng
Một trong những ưu điểm nữa của giấy in chuyển nhiệt chính là giúp người dùng tiết kiệm chi phí bảo dưỡng. Loại giấy này có thể bảo vệ các đầu in rất tốt, nhờ đó, bạn sẽ không cần phải tốn kém chi phí cho việc bảo dưỡng máy in thường xuyên. Đặc biệt thiết kế của các loại máy in nhiệt cũng có rất ít các bộ phận chuyển động. Nhờ đó, máy in hạn chế được tối đa chi phí sửa chữa.

Trên đây là một vài thông tin chia sẻ về giấy in nhiệt – loại giấy sử dụng cho công nghệ in chuyển nhiệt hiện đại nhất hiện nay cho mọi quý khách hàng tham khảo. Sử dụng giấy in cảm nhiệt sẽ giúp bạn tiết kiệm mọi chi phí và vấn đề về thời gian in. Chắc chắn, giấy in cảm nhiệt sẽ không bao giờ khiến bạn phải thất vọng.