Để một ca phẫu thuật diễn ra thành công thì ngoài yếu tố chuyên môn, trình độ tay nghề của bác sĩ thực hiện, chất lượng của sụn, mức độ uy tín của cơ sở thẩm mỹ thì việc chăm sóc hậu phẫu cũng là yếu tố rất quan trọng.

>> Có thể bạn quan tâm: Địa chỉ nâng mũi Hàn Quốc uy tín

1. Một số triệu chứng thường gặp sau nâng mũi
Phẫu thuật nâng mũi có sự can thiệp sâu vào cấu trúc bên trong mũi, do đó, hầu hết các trường hợp sau nâng mũi đều có một số triệu chứng như sau:
- Cảm giác đau nhẹ, ê ê mũi hoặc đầu mũi
- Sưng bầm ở vùng phẫu thuật và vị trí mắt hoặc má
- Thở bằng mũi khó khăn hoặc bị nghẹt mũi
- Tăng tiết dịch mũi họng mức độ nhẹ

2. Tuân thủ đúng chỉ định của bác sĩ
Sau mỗi ca phẫu thuật, bác sĩ phẫu thuật sẽ căn dặn về đơn thuốc, thời gian tháo nẹp, cắt chỉ, tái khám cũng như những lưu ý khác trong quá trình hậu phẫu. Bạn cần tuân thủ đúng những chỉ định này để nhanh chóng lành thương và mũi gom lại nhanh hơn.

- Đơn thuốc: Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc cụ thể cùng thời gian uống thuốc. Do đó, bạn nên uống thuốc đều đặn, đúng giờ để giúp giảm đau hiệu quả, vết thương mau lành.

- Thời gian tháo nẹp và cắt chỉ: Thời gian tháo nẹp thông thường từ 4 đến 8 ngày và cắt chỉ ở ngày thứ 10 tùy thuộc vào tiến độ lành thương.

- Thời gian tái khám: Tái khám thường xuyên sau nâng mũi sẽ giúp bạn theo dõi quá trình lành thương, quá trình ổn định của dáng mũi cũng như tránh được những biến chứng sau nâng.


3. Một số thực phẩm cần kiêng sau nâng mũi
- Thịt bò: Ăn thịt bò trong quá trình lành thương có thể gây ra sẹo thâm, sẹo lồi mất thẩm mỹ.

- Rau muống: Có tính tăng sinh da thịt làm đầy vết thương nên rau muống có thể gây ra sẹo lồi cho vết thương.

- Hải sản: Dễ gây dị ứng vết thương, gây viêm nhiễm, làm chậm quá trình lành thương sau phẫu thuật.

- Đồ nếp – đậu phộng: Có tính nóng nên dễ gây sưng viêm, mưng mủ cho vết mổ, làm chậm quá trình lành thương và lên da non.

- Đồ lên men: Dưa muối, cà muối là những món ăn khó tiêu hóa, khiến cơ thể lâu phục hồi sau phẫu thuật.

- Rượu bia: Các thành phần có trong rượu bia sẽ khiến quá trình lành thương lâu hơn, tăng nguy cơ sưng viêm sau nâng mũi.

- Chất kích thích: Chất kích thích (thuốc lá, cần sa, thuốc lắc…) có thể gây dị ứng, viêm, nhiễm trùng vết thương, khiến dáng mũi lâu lành và dễ gặp biến chứng.

4. Vận động sau nâng mũi
- Ngủ đúng tư thế: Ngủ không đúng tư thế sau nâng mũi có thể khiến mũi tụ dịch gây sưng lệch một bên, cũng như có thể khiến mũi va chạm với các vật dụng khác trong quá trình nghỉ ngơi. Do đó, nằm thẳng là tư thế ngủ tốt nhất sau khi nâng mũi, giúp dáng mũi ổn định và vào form nhanh chóng.

- Tập thể dục sau nâng mũi: Vận động sau nâng mũi sẽ giúp lưu thông máu tốt hơn cơ thể khỏe khoắn, giảm sưng bầm và giúp vết thương mau lành. Tuy nhiên nên lưu ý cường độ vận động và thời gian ổn định của dáng mũi để đảm bảo sức khỏe và dáng mũi đẹp.