Bệnh cúm là một bệnh gây nên bởi virus có thể gây bệnh nặng hoặc thậm chí tử vong. Cúm đặc biệt nguy hiểm đối với người lớn tuổi và trẻ nhỏ vì sức đề kháng của họ yếu hơn so với người trưởng thành. Virus dễ lây lan từ người này qua người khác thông qua dịch tiết hô hấp phát tán trong không khi và tiếp xúc các bề mặt có dịch tiết hô hấp chứa virus. Để phòng tránh sự lây lan và phát triển của cúm thì nên đeo khẩu trang, tránh tiếp xúc với người bị cúm với những dịch tiết hô hấp của ho và rửa tay rất thường xuyên.

Ngoài ra cúm còn được phòng tránh đặc hiệu bằng vắc-xin phòng cúm. Nó là cái gì và sử dụng với phụ nữ đang cho con bú như thế nào. Bài viết này chúng ta sẽ nói chi tiết hơn

Vắc-xin cúm là gì?
Vắc-xin cúm là một loại thuốc tiêm hoặc thuốc xịt mũi giúp bạn phòng tránh bị cúm. Tiêm phòng cúm cũng có thể giúp ngăn ngừa sự lây lan của cúm trong cộng đồng của bạn. Vì các loại vi-rút cúm hoạt động có thể thay đổi mỗi năm, vắc-xin cúm cũng có thể thay đổi từ năm này sang năm khác để chống lại các phiên bản khác nhau này. Bạn nên tiêm vắc-xin phòng cúm mới hàng năm, có 2 loại vắc-xin cúm đó là:

  • Tiêm phòng là sử dụng một dạng virus không hoạt động đưa vào cơ thể chúng ta để kích thích cơ thể sinh ra kháng thể chống lại loại virus đó. ở đây chúng ta đang nói tới virus cúm


  • Thuốc xịt mũi: là một phiên bản sống của virus nhưng nó đã bị làm yếu đi, xịt vào mũi như là bạn đang hít phải virus trong môi trường khiến cơ thể có thể chống lại được và sinh ra kháng thể.





Vì vắc-xin loại xịt mũi sử dụng virus sống nên không phải ai cũng dùng được. Nó không nên được dùng cho những người sau:

  • Em bé dưới hai tuổi.


  • Người già trên 50 tuổi.


  • Phụ nữ có thai.


  • Có một hệ thống miễn dịch (yếu) bị tổn thương.


  • Có các điều kiện y tế khác có thể khiến họ có nguy cơ cao bị biến chứng nghiêm trọng do cúm.


Sự an toàn của vắc-xin cúm khi cho con bú
Các nhà khoa học và tổ chức y tế khuyến nghị rằng cần tiêm vắc-xin phòng cúm hàng năm cho mọi người trên 6 tháng tuổi, điều đó có nghĩa là văc-xin an toàn cho cả phụ nữ mang thai và cho con bú. Và khi em bé đã 6 tháng tuổi trở lên cũng có thể được bác sĩ khuyên tiêm phòng cúm.

Nếu bạn đang có một em bé dưới 6 tháng tuổi và lo ngại về bệnh cúm thì bạn cũng không thể cho bé tiêm phòng cúm được. Nhưng nếu bạn đã tiêm phòng cúm trong thời gian mang thai hay ngay sau khi sinh em bé thì bạn đã có kháng thể và nó sẽ truyền qua em bé của bạn thông qua sữa mẹ, như vậy bé không cần tiêm chủng mà vẫn có thể phòng cúm.

Có nhiều ý kiến khác nhau về việc sử dụng vắc-xin sống như thuốc xịt mũi cho phụ nữ đang cho con bú. Vì đó là một loại virus sống chỉ bị làm yếu đi chứ nó chưa bị vô hiệu do đó sự an toàn chưa được chắc chắn. Nếu bạn bắt buộc lựa chọn sử dụng loại vắc xin nào thì hãy trao đổi với bác sĩ trước khi sử dụng



Tiêm phòng
Quyết định về việc có nên chủng ngừa cúm hay không là tùy thuộc vào bạn. Chích ngừa cúm là an toàn. Nhưng đây không phải là vắc-xin bắt buộc và nó không bảo vệ bạn khỏi tất cả các chủng vi-rút cúm. Ngay cả khi bạn tiêm vắc-xin cúm, bạn vẫn có thể bị cúm. Bởi vì cúm có rất nhiều chủng loại khác nhau vì vậy một mũi tiêm không thể phòng chống tất cả được.

Mặt khác, tiêm phòng cúm có thể giúp bảo vệ bạn, gia đình và cộng đồng của bạn khỏi dịch cúm. Nếu bạn gặp khó khăn trong việc đưa ra quyết định này và bạn không chắc mình nên làm gì, hãy xem xét hoàn cảnh của bạn và thảo luận với bác sĩ của bạn và bác sĩ của bé.

Hướng dẫn cách mua sữa công thức bổ sung cho bé với mức giá ưu đãi
Đây là cách mua hàng mà rất nhiều bà mẹ hiện nay đã thông thuộc. Đấy là mua sữa cho bé trên sàn thương mại điện tử Sendo áp dụng thêm mã giảm giá. nếu bạn chưa biết thì mã giảm giá Sendo được lưu trữ và cập nhật mới thường xuyên trên https://magiamgiasendo.com/

Tóm lại
Vắc-xin là một cách để bạn phòng chống bệnh cúm do virus gây ra. Bạn nên được tiêm phòng hàng năm vì virus biến dị rất nhanh và trở thành chủng mới. Tất cả mọi người đều cần tiêm vắc-xin trừ em bé dưới 6 tháng tuổi đã có kháng thể từ mẹ truyền sang là không cần. Chúc bạn và em bé khỏe mạnh!

>>> Bạn nên xem thêm: "Khi mang thai nên ăn gì?"

Chủ đề cùng chuyên mục: