Cách rơ lưỡi cho bé sạch, an toàn

Rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng gì cho sạch chính là câu hỏi được đặt ra lúc này. Chỉ bằng những công cụ đơn giản như vải, gạc sạch hay dụng cụ rơ lưỡi chuyên dụng mà mẹ có thể dễ dàng giúp trẻ làm sạch lưỡi. Có thể kể đến các cách làm sạch lưỡi dưới đây:


Sử dụng nước ấm

Cách đơn giản và an toàn nhất đó chính là sử dụng nước ấm để tưa lưỡi cho bé. Các bước thực hiện như sau:

Bước 1: Rửa tay để đảm bảo tay thật sạch sẽ.

Bước 2: Lấy một mảnh vải hoặc gạc nhỏ quấn quanh ngón tay.

Bước 3: Thấm ẩm vải hoặc gạc bằng nước ấm.

Bước 4: Bế trẻ bằng một tay và dùng tay kia để mở miệng trẻ.

Bước 5: Đưa ngón tay quấn vải gạc đã thấm ẩm lên bề mặt lưỡi, nhẹ nhàng chà xát theo hình tròn. Sau khi làm sạch lưỡi, xoa đến nướu và bên trong má của trẻ.


Dùng cách này để vệ sinh lưỡi cho trẻ tùy thuộc vào thức ăn bé đang dùng. Đối với trẻ chỉ uống sữa công thức, khả năng bám vào lưỡi cao thì mẹ hãy rơ lưỡi 2-3 lần một ngày vào buổi sáng, sau mỗi lần ăn xong hoặc trước khi ngủ.


Đối với trẻ chỉ dùng sữa mẹ thì có thể rơ lưỡi cho bé từ 2-3 ngày 1 lần. Và trẻ dùng cả hai loại thì hãy rơ lưỡi cho trẻ 1 lần/ngày.


Các mẹ cũng có thể sử dụng cây rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh, loại dụng cụ chuyên dụng dùng cho công việc này khi trẻ ít nhất tám tuần tuổi. Chú ý khi thực hiện cần nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương trẻ.


Sử dụng nước muối sinh lý

Được biết đến với khả năng kháng khuẩn và làm sạch tuyệt vời, nước muối sinh lý được các bà mẹ ưa chuộng sử dụng. Bên cạnh đó nước muối sinh lý cũng hết sức an toàn và thân thiện với trẻ sơ sinh.


Nước muối sinh lý mẹ có thể mua được ở các quầy thuốc, đồ về y tế hay cũng có thể học cách pha loại dung dịch này ở nhà. Tuy nhiên cần chọn đúng loại nước muối sinh lý phù hợp với trẻ bởi không phải loại nào bé cũng có thể dùng được. Các bước vệ sinh miệng cho trẻ sơ sinh bằng nước muối sinh lý:


Bước 1: Tương tự như khi dùng nước ấm để rơ lưỡi thì bước đầu các mẹ phải đảm bảo tay được sạch sẽ.

Bước 2: Sử dụng vải, gạc để quấn quanh ngón tay và chấm vào nước muối sinh lý.

Bước 3: Bế trẻ, dùng tay còn lại mở miệng bé và cho ngón tay quấn vải gạc vào.

Bước 4: Thực hiện xoa nhẹ lưỡi cho hết lớp màu trắng, xoa tiếp nướu và má trong.


Cách vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng nước muối này có thể thực hiện mỗi ngày một lần bên cạnh dùng nước ấm hoặc thay thế việc dùng nước ấm. Sử dụng nước muối sinh lý sẽ giúp lưỡi được đảm bảo sạch hơn.


Sử dụng rau ngót

Theo y học cổ truyền, rau ngót có vị ngọt, tính ôn, có tác dụng thanh nhiệt giải độc bên cạnh đó còn có các loại vitamin A, C. Do đó rau ngót có tác dụng làm sạch khoang miệng và đặc biệt giúp làm giảm chứng tưa lưỡi, lưỡi trắng ở trẻ em. Từ xa xưa, việc sử dụng nước chắt rau ngót để tưa lưỡi cho trẻ sơ sinh đã được áp dụng rộng rãi.


Chỉ vài bước đơn giản sau đã có thể giúp lưỡi bé được làm sạch:

Bước 1: Rau ngót đem đi rửa sạch, ngâm nước muối loãng khoảng 8-10 phút.

Bước 2: Đem rau ngót đã ngâm sạch đem bỏ vào cối giã, thêm ít muối ăn vào. Thêm nước đun sôi để nguội vào cho bớt đặc.

Bước 3: Rửa sạch tay. Quấn vải, gạc sạch quanh ngón tay rồi chấm vào nước chiết từ rau ngót.

Bước 4: Đưa ngón tay quấn vải gạc vào miệng bé và chà xát nhẹ trên bề mặt lưỡi, sau đó đến các vùng xung quanh.

Bước 5: Chà xát lại bằng nước sạch.

Có thể dùng cách này từ 3-5 lần trong tuần.

Chỉ được sử dụng cách này đối với trẻ trên năm tháng tuổi. Bởi khi sử dụng cách này bé có thể sẽ nuốt phải rau ngót, bé dưới năm tháng có hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện nên có thể bị đau bụng, tiêu chảy hay thậm chí là ngộ độc.


Sử dụng lá hẹ

Tương tự như cách rơ lưỡi cho trẻ bằng rau ngót, dùng lá hẹ cũng được dùng cho bé trên năm tháng tuổi, khi hệ tiêu hóa của bé đã ổn định hơn. Các chuyên gia về nha khoa cho biết lá hẹ có tác dụng làm sạch, chống viêm rất tốt, thường dùng để giải quyết các vấn đề răng miệng cho trẻ.

Thực hiện các bước vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh sau đây:

Bước 1: Lá hẹ đem rửa sạch và ngâm trong nước muối loãng từ 8-10 phút.

Bước 2: Đun sôi lá hẹ với ít nước sạch, sau đó đem vớt ra để xay nhuyễn.

Bước 3: Sử dụng lại một phần nước đun sôi lá hẹ cho vào lá hẹ đã xay, đem chắt lấy nước.

Bước 4: Rửa sạch tay và quấn băng gạc vào ngón tay.

Bước 5: Sử dụng nước đã chắt, chấm vải gạc vào và bắt đầu xoa lưỡi cũng như các vùng xung quanh miệng của trẻ cho đến sạch.

Có thể dùng cách này khoảng 3-5 lần trong một tuần vào buổi sáng, sau khi ăn hoặc trước khi ngủ.


Sử dụng lá trà xanh

Cách làm sạch lưỡi cho trẻ sơ sinh bằng trà xanh được coi là giải pháp an toàn và tự nhiên. Trà xanh vốn đã được biết đến với khả năng làm sạch, kháng khuẩn hiệu quả của nó.

Tuy nhiên cách rơ lưỡi cho trẻ sơ sinh này cũng chỉ được phép sử dụng cho bé từ sáu tháng tuổi trở lên. Bởi trong trà xanh có chất gây kích thích là caffeine, trẻ dưới độ tuổi này dễ bị kích ứng bởi hệ tiêu hóa còn yếu.

Đối với trẻ có thể dùng được trà xanh, tiến hành các bước như sau:

Bước 1: Lá trà xanh đem rửa sạch và ngâm nước muối khoảng 8-10 phút.

Bước 2: Đun sôi với nước, cho thêm ít muối ăn vào.

Bước 3: Dùng nước trà nấu được để rơ lưỡi.

Bước 4: Tiến hành thực hiện tương tự như các cách ở trên, vệ sinh cho đến khi sạch.

Dùng cách này từ 3-5 lần trong một tuần.

Chủ đề cùng chuyên mục: