Khi đã bị bệnh gút, dù đã điều trị đến nơi đến chốn nhưng không ai dám đảm bảo bệnh gút đã từ giã bản thân và sẽ không tái phát. Sau một bữa ăn nhậu lên rừng (thịt thú rừng) hay xuống biển (ăn hai san nha trang) tưng bừng, thỏa thích thưởng thức các món “lâu lâu mới ăn” như thịt chó, lòng heo, tiết canh… thì bệnh nhân gút sẽ bị bệnh gút hành hạ do các cơn đau do viêm khớp cấp tính.

Uống thuốc trị bệnh gút dài ngày không theo sự theo dõi, hướng dẫn của bác sĩ dễ kéo thêm nhiều bệnh vào người như loét dạ dày, xuất huyết tiêu hóa, xương giòn, tăng huyết áp, bệnh tiểu đường…

Bệnh gút là dạng bệnh rối loạn chuyển hoá làm tăng acid uric máu. Cũng như các loại bệnh về rối loạn chuyển hóa như tiểu đường chẳng hạn, việc chủ động ổn định chỉ số acid uric thông qua việc chọn lựa chế độ ăn uống thích hợp sẽ giúp chúng ta có thể hạn chế các cơn đau từ bệnh gút.

1. Tích cực uống nước:

Tích cực uống đủ nước sẽ giúp cơ thể giảm được nguy cơ tăng acid uric máu. Khi có đợt viêm khớp cấp tính, trước hết nên uống nhiều nước và ăn loãng. Nước uống có thể là nước đun sôi để nguội, nước luộc rau, nước ép trái cây… nhưng không uống nước ép từ trái cây có nhiều vitamin C, có chất chua vì sẽ làm tăng nguy cơ sỏi thận do kết urate ở ống thận.

Tốt nhất là uống nước khoáng kiềm như sô-đa, các loại nước khoáng đóng chai Lavie, Vĩnh Hảo… sẽ giúp nhanh thải trừ axit uric khỏi cơ thể qua đường tiểu. Mỗi ngày nên uống khoảng 2-3 lít nước.

Tuyệt đối không uống bia, rượu dù rượu vang, rượu nếp (kể cả cơm rượu), rượu thuốc, rượu trái cây… Uống nhiều rượu cũng góp phần tạo cơ hội cho bệnh gút tái phát.

Giảm dùng cà phê, thuốc lá…

Không nên ăn mặn, hạn chế dùng muối hoặc ăn các thức ăn, nước uống có chứa nhiều muối.

2. Rau xanh và trái cây luôn là nguồn thức ăn thân thiện với cơ thể.

Đặc biệt có lợi cho bệnh nhân gút là

- Thơm (khóm), dâu (tây), nho, chuối, bưởi…

- actisô, xà lách, rau cần, cà rốt, bắp cải, dưa chuột, dưa gang, khoai tây, cà chua, bí đỏ, súp lơ… chúng có tác dụng làm chậm quá trình hấp thu đạm nên giúp giảm nồng độ acid uric được hình thành sau khi dùng bữa.

Tuy nhiên cũng nên hạn chế ăn nấm, rau dền, các loại măng, giá, bạc hà (giọc mùng).

Tuyệt đối không nên ăn các thực phẩm có chất chua, nhiều vitamin C như dưa hành muối, canh chua, trái cây chua…; kiêng cả nước cam ép, nước chanh vì những chất này tạo điều kiện cho axit uric nhanh chóng đi vào khớp gây đau khớp cấp tính.

3. “Đạm” – Thừa thì nguy hiểm nhưng không thể thiếu:

Các thức ăn giàu đạm hay “bổ” thì bệnh nhân gút lại phải kiêng cữ. Nhưng nếu bạn kiêng hoàn toàn thức ăn có đạm thì cơ thể lại thiếu chất kéo thêm nhiều bệnh khác lại càng tai hại hơn. Với bệnh nhân gút, đạm có nguồn gốc từ thực vật có vẻ “lành” hơn đạm có nguồn gốc từ động vật. Dù vậy bạn cũng không nên nhiều ăn đậu, hạt các loại, chocolate, ca cao…

Nếu cân nặng khoảng 50kg thì không nên tiêu thụ quá 100g thực phẩm giàu đạm mỗi ngày.

Đạm có thể nên dùng một ít từ trứng, sữa tươi, sữa đậu nành, cá, đậu hũ, thịt gà, thịt vịt, ếch, lươn.

Tránh ăn các loại thực phẩm giàu đạm:

- Các loại thịt đỏ như thịt chó, dê, bò, trâu, ngỗng… kể cả nước luộc thịt, nước hầm xương.

- Các thức ăn hải sản như tôm, cua, hàu,sò… Đặc biệt là ăn các thức ăn ở nhóm này mà kèm với uống bia dễ gây cơn đau khớp cấp tính.

- Một số loại cá như cá hồi, cá trích, cá mòi…

- Xúc xích, nem chua,

Tuyệt đối không ăn phủ tạng động vật như gan, lòng, bao tử, tim, cật, lưỡi, óc (não), tiết canh, trứng lộn các loại, trứng cá,

4. Chất béo:

Nên hạn chế tối đa chất béo nhất là mỡ (kế cả mỡ cá), da động vật, thức ăn chiên, quay béo, thức ăn nhanh như mì gói… vì đã bị rối loạn chuyển hóa đạm thì thường cũng rối loạn chuyển hóa chung như chuyển hóa mỡ, đường…

5. Chất đường bột:

Không có hạn chế dùng thức ăn nhóm đường, bột như gạo, bánh mì, bột ngũ cốc… nếu bạn chưa bị rối loạn chuyển hóa đường (bệnh tiểu đường).

Hạn chế ăn các loại đậu nguyên hạt vì chúng làm tăng acid uric hơn so với các chế phẩm từ loại đậu đó như đậu hũ, sữa đậu nành…

6. Vận động:

Bạn sẽ giúp cơ thể chống lại bệnh gút thông qua việc bạn chịu khó chăm sóc cơ thể bằng các hoạt động nhẹ như tắm biển, ngâm chân(tay) với nước ấm khoảng nửa tiếng hoặc có thể chườm túi lạnh ở vùng khớp bị đau trong 30 phút, 4 lần mỗi ngày.

Việc vận động nhẹ như đi bộ, xoa bóp nhẹ nhàng, bấm các huyệt xung quanh khớp sẽ nuôi dưỡng các khớp (do tăng lưu thông máu cũng tăng chuyển hóa tạo sự ổn định về dinh dưỡng cho cơ thể). Nên đeo băng thun khi vận động nhiều để bảo vệ khớp khỏi bị thái hóa khớp.

Bệnh gút trầm trọng hơn sẽ dẫn đến biến dạng khớp. Do đó cần chú ý các nguyên nhân làm bệnh nặng thêm như:

- Lên cân. Bị béo phì.

- Tập luyện quá lâu, quá sức.

- Dầm mưa. Nhiễm lạnh đột ngột do tắm.

- Bị stress. Thức khuya.

Nên tích cực uống nước như đã nêu trên.