Ở nước ta, vào mùa xuân lan hồ điệp tết tăng trưởng mạnh hơn, nhưng những giọt mưa nặng hạt cũng không kém phần nguy hiểm vì thế đa số các loại Hồ Điệp bị chết do những cơn mưa đầu mùa. Đây cũng là một hình thức tưới của thiên nhiên mà ta không kiểm soát được.

Do đó để ngăn ngừa tình trạng trên, mái giàn che Hồ Điệp nên dùng những tấm tôn nhựa xanh, như vậy sẽ loại trừ những trận mưa không cần thiết và tạo được những tia sáng khuếch tán rất lý tưởng.

Vào mùa khô, ta vẫn duy trì mức độ tưới đều đặn như trong mùa mưa, vì lúc này độ ẩm trong không khí giảm xuống rõ rệt. Do đó, sự tăng số lần tưới nhằm mục đích tạo cho cây tăng trưởng liên tục. Nếu cây có trạng thái thiếu nước, ủ rũ bạn nên chuyển cây sang vị trí khác hoặc tăng số lần tưới lên. Một lần tưới bổ sung vào giữa trưa trong mùa khô rất thích hợp cho sự phát triển của Hồ Điệp.

Đây là loài lan có biên độ biến thiên khá rộng về ánh sáng, khoảng 5.000-15.000 lm/m2, ánh sáng hữu hiệu cho loài này ỏ 30%. Vì thế với giàn che có độ che sáng 70% là thích hợp. Đây là loài lan duy nhất, chịu được ánh sáng yếu nhưng thực tế nhu cầu về ánh sáng của chúng cao hơn nhiều vì thế không nên đặt lan Hồ Điệp vào chỗ quá râm mát. Ánh sáng rất cần thiết cho sự sinh trưởng và trổ hoa.

Hồ Điệp với bộ lá màu xanh đậm chưa phải là một cây lý tưởng cho việc ra hoa, hơn nữa cây trồng trong điều kiện này có khả năng kháng bệnh kém. Cây lan dược đặt nơi có ánh sáng khuếch tán vừa phải với bộ lá màu xanh có ánh nhẹ màu vàng là tốt nhất.

Ở Việt Nam, nếu cây phong lan hồ điệp được trồng với 12 giò chiếu sáng trong ngày, trong đó khoảng 1 - 2 giò cây nhận được ánh sáng trực tiếp, cây sẽ phát triển tốt. Ít trường hợp cây Hồ Điệp bị chết vì nắng, trừ trường hợp bạn để cây lan phơi nắng trực tiếp suốt quang kỳ 12 giò chiếu sáng, cây sẽ bị những vết bỏng do cháy lá và đây là cửa ngõ cho sự xâm nhập của nấm bệnh và virus. Tốt nhất là tạo cho Hồ Điệp một ánh sáng gần như khuếch tán. Các loại tôn nhựa hoặc vải lưới nylon thưa lmm được dùng với mục đích này quang kỳ 10 -12 giò chiếu sáng.

Nếu chỉ trồng với mục đích tiêu khiển có thể treo chúng ở mái hiên hoặc ban công nhà với điều kiện ánh sáng hoàn toàn khuếch tán hoặc ánh sáng trực tiếp lên cây khoảng 2 giờ trong ngày cũng đạt được mục đích mong muốn.

Thay chậu lần thứ nhất: Sau khi trồng được từ 4 - 6 tháng, lúc này khoảng cách giữa 2 lá khoảng 12cm thì chuyển sang chậu có đưòng kính 8,3cm. Lấy cây ra khỏi bầu, tách bỏ giá thể cũ và thay bằng giá thể mới rồi trồng lại vào chậu mới nhẹ nhàng tránh làm tổn thương đến rễ. Dưới đáy chậu nên lót 1 - 2 miếng xốp giúp chậu thoát nước tốt, tránh làm cây bị úng. Lan Hồ Điệp sinh trưởng chậm, phải mất tối 40 ngày trong điều kiện chăm sóc tốt mới mọc thêm 1 lá hoàn chỉnh.

Khi cây lan hồ điệp hcm có trên 4 lá mới có khả năng phân hoá mầm hoa. Để chăm sóc cho cây sau khi thay chậu lần 1 chúng ta phải phun dung dịch diệt khuẩn. Trong từ 3 - 5 ngày đầu không cần tưới nước nhưng vẫn phải giữ ẩm cho cây cũng như môi trường xung quanh. Sau khoảng 10 ngày tưới nước trở lại kết hợp bón phân. Lượng phân bón là đạm, lân, kali theo tỷ lệ 30-10-10 nồng độ 40mg/llít nước. Ngoài ra có thể bổ sung thêm các loại phân hữu cơ khác như Komix.

Chủ đề cùng chuyên mục: