>> Đọc thêm:Bạn muốn mua ghế ăn cho bé?


6 giờ: bú
8 giờ 30: dầu cá và nước cam
9 giờ 30: chơi rồi tắm
10 giờ: bột, cháo hay soup
14 giờ: thịt, rau và bú (nếu cần cho thịt, rau)
17 giờ 30: dầu cá và nước cam nếu cần
17 giờ 45: chơi, thay quần áo
18 giờ: bột, cháo, hoa quả (nếu cần) và bú.
22 giờ: bú nếu muốn
Tháng thứ sáu
Bé được năm tháng đã biết ngồi rồi và có một sức chú ý rất phát triển. Lúc này bé đã biết rất nhiều trò biết chú ý lắg nghe khi mẹ gọi, biết theo dõi những vật bé thích thú… Sau tháng thứ năm, bé đã bước qua giai đoạn ngu ngơ không chỉ huy được tay chân của mình không tự vệ được, muốn lấy cái gì cũng phải có người lớn giúp đỡ.
Trong tháng thứ sáu này, bé có nhiều tiến bộ trông thấy được. Ví dụ, nếu chèn gối chung quanh cẩn thận, bé có thể ngồi vững khá lâu; nếu đặt nằm sấp, bé đã bắt đầu biết trườn lên phía trước…
Ta đã có thể cho bé ăn thêm rau nấu chín và lòng đỏ trứng gà.
Nhưng muốn đánh giá đúng những tiến bộ của bé, các bà mẹ nên luôn luôn nhớ rằng mỗi đứa trẻ đều có một nhịp lớn riêng khác hẳn nhau. Ở đứa trẻ bình thường, những hoạt động như ngồi dậy, đứng lên, lẫm chẫm đi, tự nó sẽ làm lấy, tự nó sẽ tiến bộ, không có cách gì kìm hãm lại được hoặc thúc đẩy cho nhanh hơn lên. Bé tự ngồi dậy được, hoặc lẫy được, khi nào bản thân bé có thể làm việc đó. Riêng việc bà mẹ bình tĩnh chấp nhận sự tiến bộ của con mình, dù nhanh hay chậm, cũng có giá trị nâng đỡ đứa bé rất nhiều.
Trẻ rất khác nhau, có hài nhi sáu tháng đã làm được những thứ mà một em khác tám tháng chưa thực hiện nỗi. Một số bà mẹ có kinh nghiệm nói: Sớm biết đi chậm biết nói. Hoặc ngược lại: sớm nói, chậm đi. Những kinh nghiệm đó nhiều khi không đúng cho mọi đứa trẻ, ngược lại tâm thần và vận động thường phát triển song song.
Các bà mẹ đẻ con so thường quá lo lắng khi thấy con mình chậm phát triển so với những đứa trẻ khác.
Xin đừng có quá lo như vậy. Biết lẫy chậm, biết bò chậm, biết nói chậm một hai tháng chẳng có gì đáng chú ý hết. Có đứa trẻ “trốn” lẫy, bò ngay. Có đứa chẳng bò gì hết vịn thành giường đứng thẳng lên ngay. Và có đứa vừa biết nói sớm, vừa biết đi sớm. Mỗi em có một nhịp độ lớn khác nhau… Xin các bà mẹ nhớ kỹ cho điều đó.
Chỉ tới khi bé đã đầy tuổi rồi mà lại không biết những động tác của bé sáu, tám tháng thì mới phải lo.

Theo chambegioi.com

Chủ đề cùng chuyên mục: