Ngôi nhà cổ 38 Hàng Đào:

Ngôi nhà 38 Hàng Đào, nguyên là đình Đồng Lạc (đình chợ bán yếm lụa). Đình được xây dựng từ thời Lê (thế kỷ XVII) với quy mô rộng rãi: Nhưng vì chiến tranh, đình bị phá huỷ. Khoảng năm 1856 (niên hiệu Tự Đức, Bính Thìn), ngôi đình này được trùng tu.

Năm 1941 (niên đại Bảo Đại 15), đình được xây dựng lại với quy mô hai tầng. Tầng một sử dụng để ở, điện thờ được đưa lên tầng hai. Trước và sau nhà có sân trồng cây. Ngồi nhà còn giữ lại được tấm bia đá cách đây hơn 150 năm một di vật hiếm có ở các đình Hà Nội) và một số họa tiết trang trí của đình.

Ô Quan Chưởng:

Đây là một trong 21 cửa ô còn sót lại của toà thành Thăng Long cũ xây dựng vào năm Cảnh Hưng thứ 10 (1749), đến năm Gia Long thứ ba được xây dựng lại và giữ nguyên kiểu cách đến ngày nay.

Hiện cửa ô còn nguyên cửa chính và hai cửa con hai bên, trên tường cửa chính có gắn một tấm đá đặt năm 1882 ghi lệnh cấm người canh gác không được sách nhiễu nhân dân mỗi khi qua lại cửa ô. Bên trên cửa lớn có ba chữ Hán "Đông Hà Môn" tức là cửa ô Đông Hà, tên gọi một phường thời Lê bao gồm khu vực Hàng Chiếu, Thanh Hà, Đào Duy Từ. Cửa ô còn có tên gọi khác là Ô Quan Chưởng.

Tương truyền, tên gọi này bắt nguồn từ sự kiện năm Tự Đức thứ 26, khi thực dân Pháp đánh thành Hà Nội (20-11-1873), chúng kéo quân từ dưới tàu chiến đậu ở bến sông lên, khi bắt đầu qua cửa ô Đông Hà thì vấp phải sức kháng cự quyết liệt của quân Hà Nội do một viên quan chưởng cơ chỉ huy và bị thiệt hại khá nặng. Về sau Pháp có thêm viện binh.

Đền Kim Liên:

Đền Kim Liên là một trấn ở phía nam thành Thăng Long, cùng với đền Quán Thánh trấn phía bắc (còn gọi là Trấn Vũ), đền Bạch Mã ở phía đông, đền Voi Phục phía tây (còn gọi là Thủ Lệ, Linh Lang) họp thành Thăng Long tứ trấn tạo nên ý nghĩa và tầm vóc của mảnh đất kinh kỳ.Đền trước đây thuộc địa phận phường Kim Hoa, sau thuộc phường Đông Tác, huyện Thọ Xương, phủ Hoài Đức nay là phường Phương Liên, quận Đống Đa, Hà Nội. Đình thờ thần Cao Sơn.

Đền Voi Phục:

Sở dĩ gọi là đền Voi Phục vì tại cửa đền có đắp hai con voi quỳ ngay ở cổng đi vào. Đền còn có tên là đền Thủ Lệ; Linh Lang do thờ thần Linh Lang đại vương. Đền nằm phía tây kinh thành Thăng Long cũ, nay thuộc phường Cầu Giấy, quận Ba Đình, Hà Nội. Đền là một trong "Thăng Long tứ trấn", được dựng năm Chương Thánh Gia Khánh thứ bảy (1065) đời vua Lý Thánh Tông. Tương truyền Linh Lang là con trai thứ tư của ông.

Trong đền có hai pho tượng đồng và hòn đá to có vết lõm, tương truyền là nơi Linh Lang nằm gối đầu lên rồi hoá thành con giao long và trườn xuống hồ. Đầu năm 1994, nhân dân Thủ Lệ quyên góp đúc lại quả chuông chiều cao 93cm, đường kính miệng 70cm, thân chia 4 múi, mỗi múi có hai hàng chữ Hán đúc nổi: "Tây trấn thượng đẳng".

Đường vào đền có nhiều cây cổ thụ, đền được xây cạnh hồ Thủ Lệ, có khuôn viên rộng rãi, cây cối xanh um tùm nên được coi là một cảnh đẹp của thủ đô Hà Nội.

Đền Ngọc Sơn:

Đền được xây dựng trên đảo Ngọc, trong hồ Hoàn Kiếm cùng với Tháp Bút, Đài Nghiên, cầu Thê Húc (cầu đậu nắng ban mai), lầu Đắc Nguyệt (lầu được trăng), đình Trấn Ba (đình chắn sóng) và đền chính hợp thành cụm di tích lịch sử kiến trúc - nghệ thuật và danh lam, thắng cảnh tiêu biểu của thủ đô.

Tuy là một ngôi đền kiến trúc mới, song đền Ngọc Sơn là một điển hình về không gian và tạo tác kiến trúc. Sự kết hợp giữa đền và hồ đã tạo thành một tổng thể kiến trúc Thiên - Nhân hợp nhất, tạo vẻ đẹp cổ kính, hài hoà, đăng đối cho đền và hồ, gợi nên những cảm giác chan hoà giữa con người và thiên nhiên. Đền và hồ đã trở thành những chứng tích gợi lại những hoài niệm về lịch sử dân tộc, thức tỉnh niềm tự hào chính đáng, lòng yêu nước, cũng như tâm linh, ý thức mỗi người Việt Nam trước sự trường tồn của dân tộc.

Thành cổ Hà Nội:

Thành cổ xưa nằm trong một khuôn viên khá rộng, phía tây giáp phường Hoàng Diệu, phía đông giáp đường Nguyễn Tri Phương, phía nam giáp đường Trần Phú, phía bắc giới hạn bởi phố Phan Đình Phùng, thuộc quận Ba Đình.

Năm 1010, vua Lý Thái Tổ dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, toà thành được xây dựng và mở rộng ở các vương triều sau. Thành Thăng Long được qui hoạch kiểu "Tam trùng thành quách" với ba vòng thành lồng nhau. Cấm thành, hay Long Phượng thành thời Lý - Trần ở trong cùng, là khu vực hoàng cung. Hoàng thành ở giữa bọc lấy khu kinh tế thị dân ở phía đông. Ngoài cùng là dải La thành hay Đại La thành. Năm 1805, nhà Nguyễn xây thành Hà Nội đã giữ lại khu vực Cấm thành làm hành cung cho vua ở mỗi khi tuần du phía bắc. Thời Pháp, khi phá thành Hà Nội, nguời Pháp cũng giữ lại khu này làm chỉ huy sở của quân đội.

Năm công trình kiến trúc cổ còn sót lại sau khi Pháp phá thành Hà nội, tính từ phía nam lên bắc gồm các hạng mục sau: Cột cờ, cửa Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu và cửa chính Bắc Môn.

Đến Hà Nội bạn không thể bỏ qua được nền cảnh đẹp ở đây. Flynow hân hạnh mang đến cho bạn những chiếc ve may bay di ha noi giá rẻ của các hãng hàng không nội địa và quốc tế (Vn airline, Jetstar, Vietjet) và nhiều hàng quốc tế khác. Flynow cam kết đem đến những chiếc ve may bay gia re nhất trong chuyến du lịch Hà Nội của bạn.