Viêm VA là gì? Cũng tương tự như một số bệnh về hô hâp khác, nếu không được điều trị viêm VA có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. An Họng Khang xin giới thiệu cùng bạn các kiến thức cơ bản về định nghĩa bệnh viêm VA.

Bệnh viêm VA là gì?
Viêm VA là bệnh tai mũi họng hay gặp nhất ở trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, hay người dân Việt Nam quen gọi là bệnh sùi vòm mũi họng. VA kể từ khi trẻ mới sinh ra đã đều có bản chất là tổ chức lympho tương tự với amidan.

Trong họng có rất nhiều tổ chức lympho nằm ở khắp niêm mạc hoặc tập chung thành từng khối trên mặt trước họng, được gọi là vòng Waldeyer. Vòng Waldeyer gồm: amiđan vòi (Amygdale de Gerlach) và amiđan vòm họng (Amygdale de Luschka).


Tổ chức lympho này bị viêm sẽ có thể phát triển thành khối; lúc này chúng được gọi là sùi vòm họng V.A, viết tắt của Végétations Adenoides. Viêm VA thường gây cản trở tới việc con người hô hấp.

Theo bình thường, khối VA sẽ phát triển tới một độ tuổi nhất định thì sẽ teo. Độ tuổi này thường là 6 – 7 tuổi. Bệnh viêm VA thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn, đặc biệt là ở thời điểm 2 – 5 tuổi.

Bệnh viêm VA được chia thành 2 giai đoạn: bệnh viêm VA cấp tính và bệnh viêm VA mãn tính.

Bệnh viêm VA cấp tính là gì ?
Bệnh viêm VA cấp tính là tình trạng viêm nhiễm cấp tính, xuất tiết hoặc có mủ amidan de Lushka ngay từ khi còn nhỏ. Bệnh viêm VA cấp tính cũng có thể gặp ở người lớn, tuy nhiên, khả năng này là rất hiếm.

Giống như nguyên nhân gây bệnh viêm amidan, nguyên nhân gây viêm VA cấp tính, là:

  • Virus: Adenovirus, Myxovirus, Rhinovirus...
  • Vi khuẩn: liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A, tụ cầu vàng, Haemophilus Influenzae...

Bệnh viêm VA cấp tính có biểu hiện:

  • Sốt cao 41 độ C
  • Co thắt thanh môn
  • Co giật
  • Đau tai
  • Ngạt mũi, nhịp thở không đều
  • Hốc mũi nhiều mủ nhày gây khó khăn cho việc khám vòm họng qua mũi trước.
  • Niêm mạc đỏ, có một lớp nhày trắng, vàng phủ trên niêm mạc thành sau họng.

Bệnh viêm VA mãn tính là gì ?
Bệnh viêm VA mãn tính là giai đoạn sau của bệnh viêm VA cấp tính. Viêm VA mãn tính là tình trạng VA quá phát hoặc VA bị xơ hóa sau nhiều lần bệnh viêm VA cấp tính tái phát.

Bệnh viêm VA mãn tính thường xảy ra ở trẻ từ 1 – 7 tuổi. Bệnh viêm VA mãn tính có nguyên nhân giống bệnh viêm VA cấp tính.

Biểu hiện:
  • Sốt vặt
  • Người gầy, da xanh do kém ăn.
  • Ngạt mũi tăng dần
  • Mũi tiết nhày, chảy ra ở cửa mũi trước.
  • Ho khan
  • Tai nghe kém và hay bị viêm tai
  • Ngủ không yên giấc, ngáy to.
  • Răng mọc lệch
  • Môi trên bị kéo xếch lên, môi dưới dài thõng.

Điều trị bệnh viêm VA như thế nào?
Phương pháp điều trị viêm VA cấp tính, gồm:

  • Điều trị viêm mũi cấp tính thông thường: hút mũi, rỏ mũi.
  • Khí dung mũi
  • Kháng sinh toàn thân
  • Nâng đỡ cơ thể
  • Trong trường hợp viêm VA cấp tính tái phát nhiều lần, bác sĩ phải giải phóng mủ tụ trong tổ chức VA hoặc nạo VA nóng. Trường hợp này rất ít xảy ra.

Phương pháp điều trị viêm VA mạn tính:

Nạo VA là phương pháp được sử dụng chủ yếu để chữa viêm VA mãn tính. Tuy nhiên, không phải bất cứ lúc nào cũng có thể sử dụng phương pháp nạo VA. Thực hiện phương pháp chữa viêm VA mãn tính phải tuân theo chỉ định của bác sĩ điều trị.


Trên đây là các kiến thức cơ bản về bệnh viêm VA. Bạn có thể tham khảo để trang bị thêm kiến thức cho việc chăm sóc bản thân mình và người thân. Chúc bạn thành công!

Nguồn : http://anhongkhang.com/viem-va-la-gi...g-va-cach-chua