Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho trẻ em ho lâu ngày, ho dai dẳng không dứt dù Bố Mẹ đã tìm đủ mọi cách nhưng vẫn không khỏi. Chính vì vậy trẻ thường khóc, quấy và lười ăn khiến cho các bậc phụ huynh phải lo lắng rất nhiều. Vậy đâu sẽ là giải pháp chữa ho lâu ngày ở trẻ em HIỆU QUẢ nhất hiện nay. Hãy cùng nuoctamtreem.com.vn đi tìm hiểu nguyên nhân và phương pháp chữa trị nhé.
Nhận biết dấu hiệu trẻ bị ho – Như thế nào gọi là ho dai dẳng lâu ngày


Có rất nguyên nhân dẫn đến ho mà trẻ thường mắc phải như ho khan, ho có đờm, ho dị ứng thời tiết, ho từng cơn, ho rũ rượi… Tuy nhiên, nếu phân loại ho theo thời gian thì có thể chia làm hai loại chính là: ho cấp tính và ho dai dẳng. Vậy có cách nào để phân biệt giữa triệu chứng ho cấp tính và ho dai dẳng, mãn tính?
Mẹ có thể tính thời gian ho của trẻ là tiêu chuẩn để nhận biết ho dai dẳng lâu ngày ở trẻ. Các triệu chứng ho cấp tính thường được trị khỏi trong vòng 3 tuần trở lại. Nếu bé bị ho kéo dài từ 3 tuần trở lên thì được coi là ho dai dẳng kéo dài. Lúc này, việc đầu tiên của cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân và xem lại cách điều trị để chấm dứt tình trạng ho ở trẻ.


Làm thế nào để chữa ho lâu ngày ở trẻ
Khi trẻ ho dai dẳng lâu ngày không những bé mệt mỏi, quấy khóc, giảm sút cân nặng, khó ngủ… mà mẹ cũng lo lắng không thôi. Mẹ có thể chữa ho lâu ngày ở trẻ bằng cách sử dụng các bài thuốc dân gian như sau: nước tắm cho bé
Chữa ho lâu ngày ở trẻ em bằng thuốc
Để giúp bé giảm ho và ngủ ngon, phụ huynh nên cho bé dùng các loại thuốc trị ho, viêm họng có nguồn gốc thảo dược như húng chanh, núc nác… Các dược liệu này được chiết xuất hoàn toàn từ thiên nhiên và có tác dụng long đờm, giảm ho, kháng khuẩn, kháng viêm, kháng dị ứng an toàn với trẻ nhỏ.


Thêm vào đó, bé cần được nhỏ 5-10 giọt dung dịch nước muối 0,9% làm thông sạch đường mũi, se niêm mạc mũi để giảm ho và ngủ yên.
Ngoài điều trị thuốc, phụ huynh nên chú ý đến giờ ăn của bé, mẹ không cho bé ăn, uống sát giờ đi ngủ. Sau khi cho con ăn xong, cha mẹ nên để trẻ thức, hoạt động ít nhất 2 giờ để thức ăn kịp tiêu hoá hết trong dạ dày. Nếu cho con ăn trứng, thịt, các đồ uống như sữa, nước ngọt, cần có thời gian lâu hơn, tránh hiện tượng trào ngược gây ho không đáng có cho bé.
Khuyến cáo mẹ không nên lạm dụng kháng sinh cho trẻ quá nhiều, kèm theo điều trị cần tăng cường miễn dịch giúp trẻ đáp ứng điều trị tốt hơn cũng như phục hồi nhanh hơn. nước tắm thảo dược cho bé
Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cân đối và cho trẻ có chế độ nghỉ ngơi hợp lý. Mẹ nên cho bé uống mật ong trước giờ đi ngủ để hạn chế việc bé ho khi ngủ: uống hai thìa mật ong khuynh diệp, mật ong cam quýt, mật ong hoa. Chú ý cho trẻ dùng mật ong ấm để tránh kích thích đường hô hấp của trẻ
Khuyến khích trẻ vận động ở mức độ vừa phải.
Nếu trẻ bị ho kèm theo nôn, nên chia nhỏ bữa ăn để trẻ dễ hấp thụ hơn.
Trẻ ho nhiều về đêm có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh khác. Vì vậy, phụ huynh nên đưa trẻ thăm khám bác sĩ để có kết luận chính xác và đưa ra biện pháp giảm ho cho trẻ khi ngủ phù hợp.

Chủ đề cùng chuyên mục: