Rối loạn ăn uống là gì - Rối loạn ăn uống là một bệnh lý liên quan tới các thói quen ăn uống thường ngày. Người mắc bệnh này thường hay rất đau khổ và lo ngại về các vấn đề vóc dáng cơ thể. Hầu như là rối loạn ăn uống đều xuất phát từ việc bạn chú trọng quá nhiều vào các loại thực phẩm và cân nặng. Nên dẫn tới chế độ ăn uống không khoa học và ảnh hưởng tới cơ thể.

Các hình thức phổ biến trong rối loạn ăn uống bao gồm như chán ăn tâm thần, ăn uống vô độ, chứng háu ăn. Bệnh thường ảnh hưởng tới cả nam lẫn nữ giới.

Rối loạn ăn uống có thể gây ra bệnh rối loạn tiêu hóa các ảnh hưởng đến đường ruột như bệnh dạ dày, bệnh đại tràng... có thể đe dọa tới tính mạng của người bệnh. Bệnh càng nặng và càng kéo dài thì càng có các nguy cơ gây ra các ảnh hưởng xấu như:

Xem thêm: Chữa bệnh dạ dày bằng củ bình vôi đỏ
  • Trầm cảm và lo âu.
  • Có các ý định hoặc hành động tự tử.
  • Các vấn đề về quan hệ xã hội.
  • Các vấn đề về tăng trưởng và phát triển.
  • Các vấn đề trong học tập và làm việc.
  • Bệnh rối loạn sử dụng các chất gây nghiện.



Rối loạn ăn uống là gì ?

Các triệu chứng của bệnh rối loạn ăn uống là gì ?
Các triệu chứng phổ biến của rối loạn tiêu hóa ăn uống có thể bao gồm:

  • Cân nặng thay đổi bất thành.
  • Tình trạng cuồng ăn kiêng mặc dù bị thiếu cân.
  • Nỗi ám ảnh về hàm lượng chất béo có ở trong thực phẩm.
  • Tình trạng ăn cho có, chẳng hạn các trường hợp cắt thức ăn thành từng miếng nhỏ, hoặc giấu thực phẩm.
  • Trầm cảm hoặc hôn mê.
  • Tránh tiếp xúc với gia đình, xã hội và bạn bè. Cơ thể có thể sẽ trở nên bị cô lập và thu rút.
  • Giai đoạn chuyển thành tình trạng ăn quá nhiều dễ tới tuyệt thực.

Bạn cũng có thể gặp các triệu chứng rối loạn ăn uống khác. Nếu như không được đề cập đến ở trên, hãy tham khảo các ý kiến của bác sĩ.

Nguyên nhân nào gây ra rối loạn ăn uống ?
Hiện nay thì các nguyên nhân chính xác của rối loạn ăn uống vẫn chưa có. Giống như các loại bệnh tâm thần khác, có nhiều các nguyên nhân gây ra rối loạn ăn uống như là:

Di truyền: Một số người có thể có các gen bệnh, làm tăng các nguy cơ mắc chứng rối loạn ăn uống. Những người có anh chị, em ruột hoặc bố mẹ mắc các chứng rối loạn ăn uống có nhiều nguy cơ mắc bệnh này.

Sức khỏe tâm lý: Hầu hết những trường hợp bị rối loạn ăn uống thường có các vấn đề về tâm lý cũng như tình cảm, những vấn đề đó cũng chính là một trong các yếu tố gây ra bệnh. Họ thường cầu toàn, hành vi bốc đồng và là các mối quan hệ rắc rối.




Nguyên nhân nào gây ra rối loạn ăn uống

Các yếu tố làm tăng nguy cơ bị rối loạn tiêu hóa
- Bệnh rối loạn tiêu hóa chính là tình trạng sức khỏe phổ biến và thường xuất hiện nhiều ở thanh thiếu niên và những người phụ nữ trẻ. Tuy vậy thì bệnh cũng ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi bệnh nhân. Bạn cũng có thể kiểm soát bệnh này bằng việc giảm thiểu các yếu tố này.

- Nữ giới: Phụ nữ thường có hay để ý tới vóc dáng của mình nên hay áp dụng các phương pháp giảm cân không khoa học như áp dụng thực đơn ăn uống vô độ, dẫn tới rối loạn tiêu hóa.

- Bệnh sử gia đình: Rối loạn tiêu hóa chính là nhiều khả năng di truyền bởi bố mẹ hoặc những anh chị em bị bệnh này.

- Tuổi tác: Mặc dù việc rối loạn tiêu hóa thường hay ảnh hưởng tới mọi lứa tuổi, bao gồm cả trẻ nhỏ, thiếu niên và những người trưởng thành, nhưng bệnh vẫn sẽ gặp nhiều hơn ở thanh thiếu niên.

- Ăn kiêng: Chế độ ăn kiêng không khoa học của nhiều người sẽ dẫn tới chứng rối loạn ăn uống.

- Stress: Những thay đổi ở trong cuộc sống như khi bước và đại học, mới chuyển nhà, bắt đầu một công việc và các mối quan hệ gia đình cũng sẽ là yếu tố gây ra tăng nguy cơ rối loạn thức ăn.





Ăn kiêng không đúng cách

Khi nào thì bạn sẽ phải cần gặp bác sĩ ?
Có một sai lầm trong suy nhĩ của những người bị rối loạn ăn uống rằng họ không cần phải chữa trị mà sẽ tự khỏi. Nếu như bạn lo lắng cho bạn đời, thì hãy khuyến khích họ đi khám. Bạn cũng cần chú ý tới các quan điểm ăn uống không lành mạnh và gây ra các áp tức tới bệnh này. Những dấu hiệu đó bao gồm:

  • Áp dụng chế độ ăn chay quá nghiêm ngặt.
  • Ăn một món riêng.
  • Bỏ qua bữa ăn và đưa ra lý do không ăn.
  • Tập trung quá nhiều vào ăn kiêng.
  • Không tham gia các hoạt động xã hội.
  • Thường xuyên lo lắng hoặc phàn nàn về tình trạng béo, từ đó nói về giảm cân.
  • Thường xuyên soi gương để có thể xem xét các khuyết điểm vóc dáng.
  • Sử dụng các loại thực phẩm chức năng một cách vô tội vạ.
  • Ăn nhiều đồ ngọt và các loại thực phẩm giàu chất béo.
  • Mất men răng cũng có thể là dấu hiệu của nôn mửa nhiều lần.
  • Ăn nhiều hoặc ăn ít hơn bình thường trong các bữa ăn.
  • Bị trầm cảm về thói quen ăn uống của bản thân.

Nếu như bạn có các bất kì dấu hiệu nào thì xin vui lòng tham khảo các ý kiến của bác sĩ. Cơ địa của mỗi người là khác nhau, vì vạy mà bạn cần hỏi ý kiến của bác sĩ để có thể lựa chọn được phương án thích hợp nhất.

Xem thêm: Chữa bệnh viêm đại tràng bằng lá vối

Điều trị chứng rối loạn ăn uống hiệu quả
Các kĩ thuật y tế nào được dùng để chuẩn đoán bệnh rối loạn ăn uống:

Bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra sức khỏe của người bệnh để chuẩn đoán bệnh.

  • Khám sức khỏe: Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu người bệnh cần loại trừ các nguyên nhân khác từ việc ăn uống.
  • Đánh giá tâm lý: bác sĩ tâm thần sẽ hỏi các suy nghĩ và các thói quen ăn uống khác của bạn. Bạn cũng cần hoàn thành bảng câu hỏi để có thể tự đánh giá tâm lý.
  • Các nghiên cứu khác: Bác sĩ cũng cần thực hiện các xét nghiệm để có thể kiểm tra xem có bất kì các biến chứng nào liên quan tới tình trạng rối loạn ăn uống không.

Những phương pháp nào được dùng để điều trị chứng rối loạn ăn uống ?
Điều trị tâm lý: Các phương pháp này có thể giúp cho bạn biết cách thay thể được các thói quen không tốt bằng các thói quen lành mạnh. Phương pháp này bao gồm liệu pháp nhận thức hành vi ( CBT ) và các liệu pháp dựa trên gia đình ( FBT ).

Điều trị tại bệnh viện: Nếu như có các vấn đề về sức khỏe, chẳng hạn như là chán ăn gây ra suy dinh dưỡng nặng, bác sĩ sẽ yêu cầu bạn nhập viện.

Thuốc: Với các loại thuốc chống trầm cảm và lo âu sẽ giúp làm giảm các triệu chứng của bệnh trầm cảm hoặc âu lo, các bệnh này còn có thể liên quan tới rối loạn ăn uống.



Điều trị rối loạn ăn uống như thế nào là đúng cách

Chế độ sinh hoạt phù hợp
Các thói quen sinh hoạt hàng ngày có thể sẽ giúp cho bạn hạn chế các diễn tiến riêng của bệnh rối loạn ăn uống:

  • Thực hiện đúng theo các kế hoạch điều trị.
  • Thảo luận với bác sĩ về các khoáng chất bổ sung để có thể giúp cho bạn nhận được các dinh dưỡng thiết yếu.
  • Hỏi các chuyên gia chăm sóc sức khỏe về các bài tập thích hợp.
  • Đừng tự cô lập mình khỏi gia đình và bạn bè. Đây là những người luôn mong muốn bạn khỏe mạnh hơn ai hết.

Nguồn: http://truonganvi.com/roi-loan-an-uo...i-loan-an-uong