Khuynh hướng lãng mạn(1938)

- Chiếm tỉ lệ lớn tác phẩm nó là tiếng nói của những người thuộc tầng lớp tiểu tư sản thoát li đấu tranh chính trị quay lưng lại với thực tế đen tối của xã hội đương thời có liên quan mật thiết đến phong trào thơ mới và văn chương lãng mạn

- Chủ đề phong phú với nhiều tình cảm khác nhau ,lãn mạn,viển vông, trốn tránh thực tại

- Mang tính chất giải trí

- Gửi gắm tình yêu quê hương đất nước

- Đồi truỵ kêu gọi thanh niên đắm chìm trong chơi bời trác táng..

- Bộc lộ tâm trạng chán chường,bế tắc.

* Đặc điểm:

Sự hình thành và phát triển của khuynh hứơng lãng mạn dựa trên cơ sở là nền nhạc hát trong đó nổi bật là ca khúc,ca khúc trữ tình đặc biệt là tình ca trở thành thể loại bao trùm

- Giai điệu thường dùng điệu thức thứ trong tư duy điệu tính,nhiều ca khúc mang màu sắc vui vẻ trẻ trung có dáng dấp của vũ điệu Valse Swing; Tango


- Cấu trúc sử dụng thường là 2 đoạn đơn;3 đoạn đơn ngoài ra về điệu thức còn sử dụng một phần điệu thức 5 âm dân tộc

Khuynh hướng hùng ca yêu nước tiếp theo giai đoạn khuynh hướng nhạc lãng mạn vào năm 1938.

-Hình thành khoảng những năm 1939-1940 dòng ca khúc này là tiếng nói đấu tranh của một bộ phận tiến bộ trong tầng lớp thanh niên trí thức thành thị,khuynh hướng này thể hiện được tình cảm dân tộc lòng yêu nước và ý tưởng dấn thân vì nghĩa cả

- Thời kì đầu là những bài ca mang nội dung khoẻ khoắn trong sáng viết cho phong trào hướng đạo của Phạm văn Xung;Hoàng Quý…sau này có thêm một vài bài viết về cuộc đấu tranh dân tộc như của nhạc sĩ Lưu Hữu Phước.

- Năm 1940 xuất hiện thêm các ca khúc của một số nhạc sĩ được tiếp xúc với cách mạng tham gia hoạt động trong tổ chức của Đảng với mục tiêu yêu nước.Từ năm 1943 khuynh hướng này gần như nở rộ át hẳn dòng nhạc lãng mạn

-Đề tài: Phổ biến là đề tài lịch sử đấu tranh chống ngoại xâm phương bắc bên cạnh đó có những đề tài về thời cuộc trong đó chủ nghĩa yêu nước là cảm hứng xuyên suốt trong toàn bộ tác phẩm

- Thể loại chủ yếu là thể loại hành khúc ngôn ngữ âm nhạc có nguồn gốc Châu âu với thang âm 7 âm với cấu trúc khá cân phương

- Các tác giả tiêu biểu như: Lưu Hữu Phước với Lên đàng,Tiếng gọi thanh niên,người xưa đâu tá.Hoàng Quý với Vui ca lên, Trên sông Bach Đằng.Văn Cao với THăng Long hành khúc.Đỗ Nhuận với Trưng Vương, lời cha già...
Cập nhật thêm nhiều tin tức âm nhạc trên Việt Thương