Không cách ly trẻ, chăm sóc bé bị thủy đậu
Thủy đậu là một bệnh có tính lây lan nhanh chóng do virus trong nước bọt của người bệnh bắn ra xung quanh. Bởi thế nên khi bé bị thủy đậu thì cần phải cách ly bé với những người khác chưa có miễn dịch, đặc biệt là trẻ ở độ tuổi đến lớp thì cần phải cho bé nghỉ học vừa tiện theo dõi vừa để không bị lây bệnh đến những trẻ nhỏ khác.


2. Cách chăm sóc bé bị thủy đậu
Khi bé bị thủy đậu, việc các phụ huynh là bình tĩnh, đừng lúng túng và lo lắng trong việc chăm sóc bé bị thủy đậu. Các phụ huynh cần đưa bé đến bác sĩ để nhận được sự hướng dẫn chi tiết nhất. Đây là một bệnh lành tính nếu được chăm sóc đúng cách nên các bậc phụ huynh không cần phải lo lắng. Dưới đây là một số gợi ý chăm sóc bé bị thủy đậu mà bạn cần biết. quần áo dành cho trẻ sơ sinh

Giữ vệ sinh sạch sẽ cho bé
Với bé bị thủy đậu thì việc nhiễm trùng chính là biến chứng thường gặp nhất của bé. Những nốt phỏng đỏ trên cơ thể bé là nguyên nhân gây ngứa, nếu không được vệ sinh sạch sẽ sẽ dễ dàng bị vi khuẩn xâm nhập tạo mủ và để lại sẹo lõm. Với trẻ bị thủy đậu, tuyệt đối không nên kiêng nước mà không tắm cho bé để làm sạch vi khuẩn, không cho vi khuẩn xâm nhập vào những vết phỏng đó.

Bạn có thể lau người nhẹ nhàng bằng khăn mềm với nước lá ổi, lá đắng đun sôi để nguội cho bé. Lúc lau người cần đặc biệt nhẹ nhàng để không làm vỡ những nốt phỏng trên người của bé. Nếu điều trị đúng cách thì chỉ khoảng 7 - 10 ngày là những nốt phỏng sẽ xẹp xuống mà không bị để lại mụn.


Cách ly trẻ khỏi những đứa trẻ khác
Việc cách ly trẻ khỏi những đứa trẻ khác là cách để bảo vệ những đứa trẻ khác không bị lây bệnh. Đặc biệt nếu trong nhà có nhiều trẻ nhỏ thì khi một đứa trẻ bị thủy đậu thì cần phải cách ly hoàn toàn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà bạn để trẻ phải chơi một mình, bạn nên tạo một không gian riêng vui chơi cho bé. Đồng thời phòng ốc cũng cần phải được vệ sinh sạch sẽ từ giường chiếu ga đệm để không bị ẩm thấp và sẽ là nguyên nhân làm cho bệnh khó được chữa trị hơn. móc quần áo cho trẻ sơ sinh


Điều trị cho trẻ
Bạn nên sử dụng oxy già để rửa vết loét cho bé rồi dùng bông chấm khô. Đây là cách để làm sạch những vết thương cho bé. Sau khi làm sạch thì bạn dùng thuốc bôi ngoài da cho trẻ. Lưu ý, việc dùng thuốc gì bôi cho bé, bôi thế nào cho hiệu quả thì bạn cần phải được sự chỉ dẫn của bác sĩ bởi việc sử dụng loại thuốc là tùy theo tình trạng nặng hay nhẹ của bé. Đồng thời, trong quá trình điều trị tại nhà, phụ huynh cần phải quan sát thật kỹ bé để kịp thời nhập viện khi cần thiết.

Chế độ dinh dưỡng cho bé
Trong quá trình điều trị, bạn cần cho trẻ ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn những đồ ăn dễ tiêu hóa chứ không nên kiêng khem quá nhiều. Đồ ăn cho trẻ trong quá trình điều trị nên là đồ ăn loãng, uống nước canh gà để bù nước do trẻ bị mất nước.

Một số lưu ý khi chăm sóc bé bị thủy đậu
Ngoài những cách chăm sóc bé khi bị thủy đậu thì phụ huynh cần lưu ý những điểm sau:

Với trẻ bị thủy đậu, sau khoảng 7 - 10 ngày nếu không có biến chứng thì trẻ sẽ tự khỏi nên không cần quá lo lắng, còn nếu tình trạng sau 3 - 5 ngày điều trị mà nặng hơn thì cần cho bé nhập viện điều trị.
Sốt là hiện tượng thường thấy của trẻ nên việc dùng thuốc hạ nhiệt khi trẻ bị sốt là điều cần thiết, cần cho trẻ ăn đủ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng, nếu trẻ khó ăn thì nên chia thành nhiều bữa cho trẻ và không nên ép trẻ ăn sẽ làm trẻ sợ ăn.
Nếu nốt phỏng của bé dạng đục chứ không trong nghĩa là bé đã bị nhiễm vi khuẩn, cần phải cho trẻ vào nhập viện để thăm khám và theo dõi được tốt nhất.


Trên đây là những điều cần biết khi chăm sóc bé bị thủy đậu mà các bậc phụ huynh cần nhớ, ngoài ra tiêm phòng vắc xin phòng bệnh thủy đậu cho bé cũng là việc mà phụ huynh nên làm để bảo vệ bé khỏi bệnh.

Chủ đề cùng chuyên mục: