Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh như thế nào?
Có những trường hợp bạn có thể tự mình chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh, nhưng có những trường hợp hoặc gặp biểu hiện khác lạ bạn sẽ phải cẩn trọng hơn và thậm chí có trường hợp bạn phải đưa bé đi gặp bác sĩ để đảm bảo được an toàn nhất.


Trường hợp có thể tự chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh
Với rốn khô, bạn chỉ cần dùng glutaraldehyd lau cuống rốn của bé hàng ngày là được. Thuốc glutaraldehyd được bác sĩ kê đơn và mua tại những nhà thuốc. Thực hiện hàng ngày để làm sạch rốn cho bé và băng lại bằng miếng gạch mỏng. Sau khoảng 6 - 8 ngày rốn của bé sẽ tự khô, sạch. Và bạn tiếp tục vệ sinh cho bé bằng glutaraldehyd cho đến khi sẹo khô hẳn. cách chăm sóc trẻ để tăng cân

Các trường hợp cần cẩn trọng khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Nếu rốn bé không được khô mà có mùi hôi, quanh rốn nổi mẩn hay ẩm ướt và chậm rụng hơn bình thường thì bạn nên dùng muối i-ốt deder chấm hai lần mỗi ngày, dùng gạc mỏng băng rốn lại giúp rốn thoáng mà cũng không bị cọ sát quá nhiều. Khi rốn khô trở lại thì bạn tiếp tục sử dụng glutaraldehyd để vệ sinh rốn cho bé như thường cho đến khi rốn tự rụng và sẹo khô đi. Trường hợp qua 1 ngày mà rốn vẫn không thể khô thì phải đưa đến gặp bác sĩ.


Nếu quanh rốn của bé bị loét thì bạn nên rửa nhẹ bằng nước muối sinh lý 2 lần mỗi ngày, dùng gạc mỏng băng rốn lại, nếu vết loét có tiến triển tốt thì tiếp tục rửa với nước muối cho đến khi hết loát thì dùng glutaraldehyd để rửa rốn cho bé đến khi rụng và sẹo khô. Nếu vết loét không giảm đi thì phải cho bé đi khám bác sĩ. chăm sóc bé bị đau mắt đỏ


Trường hợp cần đưa ngay đến cơ sở y tế
Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh như thế nào không phải là đơn giản nên bản thân các mẹ phải rất chú ý đến từng biểu hiện của bé để kịp thời đưa bé đến cơ sở y tế. Trường hợp chăm sóc rốn cho bé phải đưa đến y tế ngay là khi đẻ rơi, đẻ tại nhà, phải đưa bé đến cơ sở y tế để được chăm sóc và tiêm thuốc chống uốn ván cho bé.

Khi trong quá trình chăm sóc mà thấy rốn của bé bị rỉ máu và chảy máu, có mùi hôi, chảy nước vàng và bị sưng đỏ, có mủ thì phải đưa bé đến cơ sở y tế để kiểm tra bởi có thể bé đã bị nhiễm trùng. Tại các cơ sở y tế các bác sĩ sẽ chăm sóc, theo dõi sát sao đến trẻ, tùy theo trường hợp mà trẻ được khâu buộc lại rốn hay dùng vitamin K chống chảy máu...

3. Cách thay bằng rốn khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh
Khi rốn của bé chưa rụng thì bạn cần phải thay bằng hàng ngày ít nhất trong 3 ngày đầu để đảm bảo an toàn vệ sinh cho bé. Nếu không gian gia đình thoáng, rộng không có ruồi muỗi thì nên để cuống rốn hở bởi làm như vậy rốn sẽ nhanh chóng khô hơn và mau rụng hơn.

cham-soc-ron-tre-so-sinh-nhu-the-nao

Để thay băng rốn cho bé, trước hết bạn phải vệ sinh sạch sẽ tay mình bằng xà bông rồi khử trùng bằng cồn để không làm vi khuẩn từ tay ảnh hưởng đến bé.

Sau đó bạn tháo bỏ lớp băng cũ khỏi rốn, dùng bông tẩm cồn 90 độ bôi vào cuống rốn để tiệt trùng cho rốn của bé. Bạn nên bôi ở đầu cuống rốn rồi mới xuống thân rốn và chân rốn. Nếu sau khi đã bôi xuống chân và muốn bôi lại lần nữa thì phải dùng miếng bông khác làm lại. Không nên sử dụng cồn i-ốt bởi cồn i-ốt có thể làm bỏng vùng da bụng của bé.


Mở miếng gạc vuông vào chân cuống rốn và lấy phần còn lại đắp lên, băng rốn lại bằng băng sạch và cuốn ngang bụng nhưng không nên buộc quá chặt sẽ làm rốn không thoáng và bị nhiễm trùng.

Chăm sóc rốn trẻ sơ sinh như thế nào không còn là khó khăn, thử thách cho các mẹ nữa. Với những kinh nghiệm trên, bạn sẽ đủ tự tin để chăm sóc rốn cho bé sơ sinh được tốt nhất.

Chủ đề cùng chuyên mục: