Ăn uống hợp vệ sinh chăm sóc trẻ em việt hiệu quả

Mùa hè nền nhiệt cao thúc đẩy nhanh quá trình thực phẩm ôi thiu. Vì vậy, cha mẹ cần lựa chọn thực phẩm tươi sạch, chế biến (ăn chín uống sôi) và bảo quản đúng cách, không ăn những thức quá lạnh để phòng ngừa các rối loạn tiêu hóa, phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm đường ruột, trong đó có một tỷ lệ đáng kể viêm não mà thủ phạm là virut đường ruột (như Enterovirut, ECHO, Coxackie...).


Trong trường hợp bé bị ngộ độc thức ăn, cha mẹ cần cho bé uống nhiều nước có pha oresol (có hướng dẫn sử dụng sẵn trên bao gói), nước ép hoa quả chứa nhiều vitamin C như cam tươi.
3, Uống đủ nước
Các hoạt động vào mùa hè khiến cơ thể mất nước nhanh, chính vì vậy, cha mẹ cần cho bé uống đủ nước tránh tình trạng say nắng, lả nước, cơ thể mệt mỏi. Nước uống nên chọn loại giàu dinh dưỡng như nước ép trái cây, sữa, nước khoáng, nước đun sôi để nguội. Chia nhỏ các lần uống, cách 1 tiếng uống một lần. Tuyệt đối không uống nhiều nước đá. chăm sóc bé bị rối loạn tiêu hóa

Không để quạt điện xối thẳng vào người, nhất là trẻ nhỏ vì trẻ dễ bị cảm lạnh, càng không nên bật quạt, đi nằm sau khi vừa tắm xong.

4, Hạn chế hoạt động thể trạng khi nắng nóng
Vào những ngày nắng nóng, nền nhiệt cao, tránh làm cơ thể suy nhược, cha mẹ không nên cho bé vui chơi dưới nắng nóng. Thay vào đó nên lựa chọn các loại hình vui chơi trong nhà. Đồng thời, khi di chuyển ngoài trời, bé cần được đội mũ rộng vành, bịt khẩu trang và mặc áo chống nắng đầy đủ.


5, Tiêm phòng đầy đủ theo quy định của Bộ y Tế
Phần lớn các bệnh do virut gây ra trong mùa hè đều có vắc xin phòng ngừa với hiệu quả cao. Chính vì vậy, cha mẹ cần đưa bé tới trung tâm y tế xã/phường để chích ngừa cho bé theo chương trình tiêm chủng mở rộng hoặc dịch vụ giúp trẻ được bảo vệ tốt nhất trong suốt mùa nắng nóng này.


6, Tiêu diệt muỗi, bọ gậy quanh khu vực sinh sống
Trên nền nhiệt cao kết hợp mưa ẩm tạo môi trường thuận lợi cho muỗi sinh sôi, trú ngụ. Theo ước tính, mỗi năm có hơn 100 trẻ phải nhập viện điều trị sốt xuất huyết do muỗi gây ra. Để phòng chống bệnh, cha mẹ cần khơi thông cống rãnh, phát quang bụi rậm quanh nhà, quanh làng bản; loại bỏ những vật dụng quanh nhà, trong vườn (như thùng chứa nước tưới, gáo dừa, mảnh vỡ chai lọ bát đĩa, ly, chén, vỏ đồ hộp, lốp xe hỏng, mảnh ni-lông...) đọng nước mưa; đậy kín chum, vại, bể chứa nước để muỗi không còn nơi đẻ; hàng tuần nhớ cọ rửa các đồ chứa nước để loại bỏ trứng muỗi, thả cá cờ để diệt bọ gậy. chăm sóc bé bị viêm họng

Sắp xếp nhà cửa gọn gàng, sạch sẽ, thoáng mát; không treo mắc quần áo để muỗi không còn chỗ đậu.

Tránh để muỗi đốt: dùng các thiết bị đuổi muỗi như hương, dầu tràm, không để trẻ chơi ở nơi nhiều cây rậm, trời xẩm tối; mặc quần áo dài tay, sáng màu; cho trẻ ngủ trong màn kể cả ban ngày, đặc biệt là trẻ sở sinh, trẻ nhỏ cần có sự giám sát của người lớn.


Lưu ý khi trẻ bị bệnh có dấu hiệu bất thường như sốt trên 38 độ, co giật, bỏ bú, bỏ ăn, ngủ li bì, không vui chơi… cha mẹ cần đưa bé tới cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Không tự ý để bé ở nhà để xử lý.

Chủ đề cùng chuyên mục: