Các tổ chức tài chính ngân hàng Việt Nam hiện nay đa phần áp dụng các phần mềm lõi của ngân hàng, rất ít đơn vị tổ chức áp dụng ERP. Điều này làm nhiều người hoài nghi sự tương thích của ERP với tổ chức ngân hàng.


Đối với các ngân hàng (NH) thì CNTT luôn luôn được chú trọng áp dụng trong các hoạt động của mình. Hiện nay, phần mềm (PM) lõi tác nghiệp (Core Banking) đã ứng dụng vào hoạt động từ thập kỷ 90 và được nâng cấp liên tục. Thời gian một vài năm lại đây, NH đã ứng dụng PM quản lý (QL) nội bộ được áp dụng tại một số NH lớn như BIDV, VCB, …. Có một hạn chế là đa phần NH sử dụng PM QL nội bộ này để QL các tác nghiệp liên quan tới kế toán, tài sản cố định, nhân sự, tiền lương. Hiện tại các NH hoạt động như vậy, liệu ERP trong tương lại có nên và cần thiết đặt ra với các NH?

Ngân hàng là lĩnh vực đặc thù
Ngành NH là có nghiệp vụ liên quan tới tiền gửi, tiền vay, lãi suất, chuyển tiền... Ngoài các nghiệp vụ đó thì NH cũng có các giao dịch thông thường QL công nợ phải thu, các khoản phải trả, QL tài sản cố định, QL chi phí... Bên cạnh đó, NH cũng có nhiều lĩnh vực kinh doanh khác kinh doanh bảo hiểm, bất động sản,...


Do đó, chúng ta cần nhìn nhận NH là một doanh nghiệp (DN) với đặc thù kinh doanh chính. Giống như mô hình kinh doanh của DN khác, NH cũng phát sinh nhu cầu đánh giá hiệu quả hoạt động của DN mình,ngoài ra cũng mong muốn biết được: hiện trạng kinh doanh của các mảng đang hoạt động, hệ thống chăm sóc khách hàng có đáp ứng được nhu cầu hiện tại,….
>> Xem thêm: phần mềm quản lý quan hệ khách hàng crm
>> Xem thêm: Phan mem quan ly doanh nghiep
>> Xem thêm: Các phần mềm quản lý nhân sự

Mô hình ERP cho "doanh nghiệp" NH

Dưới góc nhìn NH cũng là DN, từ đó nhu cầu QL của NH cũng không khác nhiều so với mô hình ứng dụng phần mềm erp. Với hệ thống ERP, mọi hoạt động, thông tin sẽ được tổng hợp, tổng hợp, phân tích để giúp cho các nhà QL, lãnh đạo của NH điều hành tốt hơn, phục vụ việc ra quyết định chính xác hơn.

Với mô hình này thì hệ thống ERP cho NH sẽ có những module lõi nhữ: kinh doanh NH, ứng dụng nội bộ, QL thu mua, QL tài chính kế toán,... Nhưng, NH sẽ cần thêm phân hệ trong phần mềm ERP mở rộng khác như quản trị quan hệ khách hàng (CRM), phân tích và đánh giá hiệu năng hoạt động thông qua QL rủi ro (Risk Management), QL quan hệ nhà cung cấp (SRM), quản trị nhân sự (HRM),…
Nên bắt đầu từ đâu

Theo các chuyên gia thì NH nên bắt đầu từ việc ứng dụng QL các tác nghiệp nội bộ, bao gồm: tài chính kế toán nội bộ, QL tài sản cố định, QL mua sắm, QL nhân sự - lương, QL kho (dành cho các tài sản thế chấp). Việc ứng dụng này nên được áp dụng cho tất cả các đơn vị thành viên, bao gồm mảng NH, chứng khoán, QL thuê mua tài chính, QL nợ và khai thác tài sản... Đi kèm với nó là bộ giao tiếp với các hệ thống tác nghiệp lõi (Core Banking, Core Security, Core Leasing...) Với việc triển khai đồng bộ này, NH không những sẽ giải quyết ngay nhu cầu trước mắt của các phòng tác nghiệp nói trên, giảm tải các chức năng thừa tại các PM lõi mà còn tạo ra bức tranh tổng thể cho hệ thống báo cáo quản trị phục vụ lãnh đạo cấp cao.