Khi chúng ta ngày càng lớn tuổi, cơ mắt chúng ta yếu dần và mỡ thừa tích tụ ở mí mắt, dẫn tới mí mắt bị sụp và bọng mắt hình thành dưới mắt. Điều này khiến chúng ta trông già hơn và có thể gây ảnh hưởng tới tầm nhìn.

Phẫu thuật thẩm mỹ mí mắt sẽ giúp loại bỏ mô và mỡ thừa ở mí mắt, giúp chúng ta trông trẻ trung và linh hoạt hơn, đồng thời loại bỏ cản trở thị giác của mắt.

>>> Xem thêm: cắt mắt to

>>> Xem thêm: cắt mí mắt vĩnh viễn

>>> Xem thêm: phẫu thuật nâng cung chân mày




Những ai nên tiến hành phẫu thuật thẩm mỹ mí mắt?

Những người có mí mắt chùng hay sụp bẩm sinh hoặc gặp phải tình trạng này khi lớn tuổi đều phù hợp để phẫu thuật thẩm mỹ mí mắt.

Bạn cần chuẩn bị gì cho phẫu thuật mí mắt?

1. Thông báo với bác sĩ phẫu thuật hoặc bệnh viện về các lại thuốc bạn đang sử dụng, dù là thuốc được kê đơn hay thuốc không kê đơn

2. Tránh sử dụng aspirin hay thuốc chống đông máu 2 ngày trước phẫu thuật

3. Tránh sử dụng vitamin E 2 ngày trước phẫu thuật

4. Ngừng hút thuốc ít nhất 1 tuần trước phẫu thuật

5. Thông báo với bác sĩ hoặc bệnh viện trước về bất kỳ triệu chứng y khoa nghiêm trọng nào của bạn trước phẫu thuật. Bệnh viện sẽ luôn xét nghiệm máu trước phẫu thuật nhưng tốt hơn hết là bạn nên thông báo trước những triệu chứng này.

6. Thông báo cho bác sĩ phẫu thuật thẩm mỹ trước về bất kỳ loại thuốc nào bạn từng bị dị ứng trong quá khứ.

Phẫu thuật thẩm mỹ mí mắt được tiến hành như thế nào?

Đây là loại phẫu thuật ngoại trú không yêu cầu nhập viện và thường được thực hiện dưới hình thức gây tê cục bộ. Nếu phẫu thuật được thực hiện ở cả mí trên và mí dưới, bác sĩ phẫu thuật sẽ thường bắt đầu ở mí mắt trên trước. Bác sĩ phẫu thuật sẽ tạo vết rạch trên nếp gấp mí trên và loại bỏ mỡ, cơ và da thừa sau đó đóng vết mổ lại. Phẫu thuật tương tự sẽ được lặp lại cho mí mắt dưới để loại bỏ mỡ thừa, cơ và da chùng. Trong những trường hợp nghiêm trọng nếu mí mắt trên sụp nhiều và che phủ đồng tử (dẫn tới hiện tượng che phủ tầm nhìn), bác sĩ phẫu thuật sẽ củng cố lại cơ mắt trên để đảm bảo rằng mí mắt không bị sụp quá nhiều bằng phương pháp gọi là nâng cơ mắt.

Ca phẫu thuật thường kéo dài một giờ hoặc lâu hơn nếu cả mí trên và mí dưới cùng được phẫu thuật.